M | T | W | T | F | S | S |
---|---|---|---|---|---|---|
« May | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 |
27 | 28 | 29 | 30 | 31 |
· Dân biểu Hubert Võ kết hợp các hội đoàn Việt Mỹ đòi hỏi ngưng việc thay đổi
· Những nỗ lực gây quỹ vẫn tiếp tục trưng bày mẫu tượng nguyên thủy
*Triều Giang
Bên trái: Tòa nhà Quốc hội và Chính quyền Texas.( Ảnh của văn phòng thông tin tiểu bang Texas). Bên phải: Tượng đài vinh danh chiến binh Texas tham chiến tại Việt Nam. Tượng ngồi ngay hàng trước là tượng người lính VNCH đã bị quyết định thay thế bằng tượng người lính Mỹ gốc Á. (Ảnh từ trang mạng của Ủy Ban Xây dựng Tượng đài).
Quyết định đơn phương đổi tượng người lính Việt Nam Cộng hòa (VNCH) bằng người lính Mỹ gốc Á trên Tượng đài Vinh Danh Cuộc Chiến Tranh VN “Texas Capital Vietnam War Monument” và để hợp thức hóa sự thay đổi này, họ cũng đã cho đổi tên tượng đài thành “ Tượng Đài Vinh Danh Cựu Chiến Binh Việt Nam” (Texas Capital Vietnam Veteran Monument) của Ủy Ban Xây dựng Tượng đài vào cuối tháng 7 vừa qua đã gây tranh cãi khá sôi nổi trong cả hai cộng đồng Mỹ Việt, đặc biệt là cộng đồng cựu chiến binh Việt Nam tại Texas.
Vài nét lịch sử
Được biết, tòa nhà Quốc Hội lưỡng viện và Chính phủ Texas là tòa nhà đồ xộ tọa lạc trên một khuôn viên rộng 22 mẫu tây, tại số 1100 Congress Ave, nằm giữa trung tâm thủ đô Austin. Chung quanh tòa nhà nổi tiếng là đẹp nhất nhì so với các tòa nhà chính phủ và quốc hội của 50 tiểu bang của Hoa Kỳ, đã có 17 tượng đài từ khi tòa nhà được hoàn thành vào năm 1888, gần 125 năm trước đây, vừa với mục đích trang trí, vừa để vinh danh những người hoặc sự kiện đóng góp vào việc thành lập và xây dựng tiểu bang qua nhiều thời đại. ↓ Read the rest of this entry…
Phạm Diễm Hương thực hiện
Sau lần đầu tiên tham gia chương trình 500 lịch sử phỏng vấn của Hội Bảo Tồn Văn Hóa và Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) tại Houston vào tháng Ba năm 2011, tôi đã cùng với quý anh chị trong Hội đến New Orleans và Denver để tiếp tục thực hiện các cuộc phỏng vấn và gây quỹ. Nơi nào đồng hương mình cũng nhiệt tình hỗ trợ những việc làm quan trọng và nhiều ý nghĩa của quý anh chị trong Hội để nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết là cần phải có những trang sử trung thực và đúng đắn cho cộng đồng người Việt tỵ nạn chúng ta.
Vào tháng Năm năm 2012, Hội đã thực hiện một chuyến đi lịch sử đến Guam và các trại tỵ nạn cũ ở Nam Dương, với mục đích thu nhặt lại những hình ảnh, ghi nhận những hành trình đầy máu và nước mắt cũng như dấu tích của những bước chân đầu tiên của người Việt tỵ nạn trên nhũng phần đất Tự Do.
Để tìm hiểu về chuyến đi nhiều ý nghĩa và đầy xúc động này, Diễm Hương đã phỏng vấn chị Hội Trưởng Triều Giang là trưởng phái đoàn trong chuyến đi vừa qua. Xin mời quý độc giả theo dõi. ↓ Read the rest of this entry…
Trong lịch sử Việt Nam, có một số trường hợp, người Việt ra nước ngoài tập thể: Ví dụ khi nhà Lý sụp đổ năm 1225, hoàng thân Lý Long Tường (nhà Lý) lo ngại bị nhà Trần đàn áp, nên cùng đoàn tùy tùng qua Triều Tiên lập nghiệp năm 1226. Năm 1789, vua Quang Trung chiến thắng oanh liệt ở Đống Đa; vua Lê Chiêu Thống (nhà Lê) sợ bị trả thù, liền cùng các cận thần qua Trung Hoa lưu vong.
Dưới thời Pháp thuộc, trong thế chiến I (1914-1918) và thế chiến II (1939-1945), Pháp đưa hàng trăm ngàn binh sĩ Việt qua Pháp chiến đấu. Sau khi chiến tranh chấm dứt, một số người ở lại bên đó sinh sống rải rác nhiều nơi. Ngoài ra, trong thập niên 30 của thế kỷ trước, nhiều người Việt bị thực dân Pháp mộ phu, đưa qua quần đảo Tân Calédonie, ngoài khơi Thái Bình Dương, rồi ở luôn bên đó.
Tuy đã nhiều lần ra nước ngoài, nhưng chưa lần nào người Việt tổ chức thành cộng đồng như Cộng đồng Người Việt Hải ngoại (CĐNVHN) sau năm 1975. ↓ Read the rest of this entry…
Trong cái nóng rát bỏng của một mùa hè rực lửa với trên 70 ngày nhiệt độ trên 100 độ F tại thành phố Houston, đại diện của 11 tổ chức tôn giáo và hội đoàn đã có những buổi họpliên tiếp tại Trung tâm Nhà Việt, để chuẩn bị cho việc tổ chức buổi Triển lãm-Văn Nghệ-Dạ tiệc-Dạ vũ gây quỹ sẽđược tổ chức vào ngày 21 tháng 10 sắp tới tại nhà hàng Kim Sơn, trên đường Bellaire thuộc khu thương mại Houston, để giúp hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) có đủ kinh phí hoàn thành chương sử của người Mỹ gốc Việt để đưa vào học đường Hoa Kỳ.
Hơn 10 tổ chức cùng nắm tay đáp ứng nguyện vọng của giới trẻ
Trên 10 Hội đoàn họp tại Nhà Việt
để chuẩn bị cho việc tổ chức buổi gây quỹ giúp hội VAHF vào ngày 21 tháng 10 sắp tới. Hàng trên từ tái sang phải: Bác sĩ Trần Văn Thuần, Phó Ban Tổ chức, bà Nguyên Linh (Hội Cựu Nữ Sinh Gia Long), Bà Dương Ấu Oang (Gia Đình Trưng Vương Houston) Ông Phong Nguyễn (VAHF), Cô Ann Pham (VAHF). Hàng sau: Ông Đỗ Kim Bảng (Câu Lạc Bộ Luật KHoa), Cư sĩ Nguyễn Anh Dũng, và Ông Huỳnh Công Tủ (Phật Giáo Hòa Hảo Houston), Bà Nancy Bui (VAHF), Tiến sĩ Đặng Thiệu (VAHF),Trưởng ban Tổ chức, ông Nguyễn Thu Tiên (Nhóm Cựu Sinh Viên Kiến Trúc), Cô Loa Nguyễn (Trung tâm Nhà Việt). (Hình của Bs.Trần Văn Thuần) ↓ Read the rest of this entry…
Trong khi hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt -VAHF cử một đoàn quay phim đi đảo Guam và Nam Dương vào cuối tháng 5 vừa qua,để thu những thước phim quan trọng cho phim Việt Story, một phim tài liệu nói lên giai đoạn lịch sử bi hùng của người Việt trước dư luận thế giới, thì tại San Jose để hỗ trợ cho công việc ý nghĩa này,trên 10 tổ chức tôn giáo, hội đoàn, thân hữu đang ráo riết chuẩn bị cho buổi Triển Lãm-Văn Nghệ- Dạ Tiệc Gây Quỹ “Hành Trình Viễn Xứ San Joseđược dự trù tổ chức tại nhà hàng Dynasty, trên đường Story, thuộc thành phố San Jose vào Chủ Nhật 8 tháng 7, 2012 sắp tới với sự góp mặt của hai danh ca Nguyên Khang và Mai Thiên Vân, và sự đóng góp của các ca sĩ nổi tiếng địa phương như Thái Hà, Thanh Vũ, Mai Vy, Thanh Nga, Kiều Như, Vĩnh Thanh Thảo, và vũ dân tộc do nhóm Tuệ Đăngvà ban nhạc Cao Trầm phụ trách. Đặc biệt là cuộc triển lãm những thành quả của hội, trong đó có một số công việc hội đã thực hiện vào tháng 5, năm 2010, khi hội đến San Jose để thực hiện chương trình 500 Lịch Sử Phỏng Vấn.
Hầu hết các bậc phụ huynh và các bạn trẻ đã từng học tại học đường Hoa Kỳ không nhiều thì ít đã phải đau lòng, uất ức về những bài học lịch sử sai lạc về chiến tranh Việt Nam về người Việt đang cư ngụ tại Hoa Kỳ. Vì hầu hết những tài liệu giảng dạy được cung cấp bởi CSVN hoặc được viết bởi những sử gia phản chiến Hoa Kỳ. Để cải thiện vấn đề này, hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa người Mỹ gốc Việt thường được gọi là hội VAHF là chữ viết tắt của tên tiếng Anh: The Vietnamese American Heritage Foundation, được thành lập từ năm 2004 do một số doanh gia và chuyên gia trẻ, dưới sự hướng dẫn của Bà Khúc Minh Thơ và điều hành của bà Nancy Bùi. Sau 8 năm làm việc, hội đã hoàn thành 3 bộ sưu tập chính: Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, Cuộc di tản của gần 200,000 người Việt tị nạn vào đảo Guam năm 1975, và 500 Lịch Sử Phỏng Vấn. Những tài liệu này đã được lần lượt đưa vào bốn đại học danh tiếng: Texas Tech tại Lubbock, Đại Học UT tại Austin, Đại học UCI tại Irvine, California, và mới đây Đại học Rice tại Houston. Hội đang tiếp tục để vận động các Đại học khác, đặc biệt là các đại học vùng Đông Bắc Hoa Kỳ. Hiện nỗ lực của hội đang dồn vào việc làm phim tài liệu Viet Story.
Vì sao phải làm phim Viet Story? ↓ Read the rest of this entry…
©2012-2022 Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá | Powered by WordPress with Easel | Subscribe: RSS | Back to Top ↑