Trong khi hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt -VAHF cử một đoàn quay  phim đi đảo Guam và Nam Dương vào cuối tháng 5 vừa qua,để thu những thước phim quan trọng cho phim Việt Story, một phim tài liệu nói lên giai đoạn lịch sử bi hùng của người Việt trước dư luận thế giới,  thì tại San Jose để hỗ trợ cho công việc ý nghĩa này,trên 10 tổ chức tôn giáo, hội đoàn, thân hữu đang ráo riết chuẩn bị cho buổi Triển Lãm-Văn Nghệ- Dạ Tiệc Gây Quỹ “Hành Trình Viễn Xứ San Joseđược dự trù tổ chức tại nhà hàng Dynasty, trên đường Story, thuộc thành phố San Jose vào Chủ Nhật 8 tháng 7, 2012 sắp tới với sự góp mặt của hai danh ca Nguyên Khang và Mai Thiên Vân, và sự đóng góp của các ca sĩ nổi tiếng địa phương như Thái Hà, Thanh Vũ, Mai Vy, Thanh Nga, Kiều Như, Vĩnh Thanh Thảo, và vũ dân tộc do nhóm Tuệ Đăngvà ban nhạc Cao Trầm phụ trách. Đặc biệt là cuộc triển lãm những thành quả của hội, trong đó có một số công việc hội đã thực hiện vào tháng 5, năm 2010, khi hội đến San Jose để thực hiện chương trình 500 Lịch Sử Phỏng Vấn.

Hầu hết các bậc phụ huynh và các bạn trẻ đã từng học tại học đường Hoa Kỳ không  nhiều thì ít đã phải đau lòng, uất ức về những bài học lịch sử sai lạc về chiến tranh Việt Nam về người Việt đang cư ngụ tại Hoa Kỳ. Vì hầu hết những tài liệu giảng dạy được cung cấp bởi CSVN hoặc được viết bởi những sử gia phản chiến Hoa Kỳ. Để cải thiện vấn đề này, hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa người Mỹ gốc Việt thường được gọi là hội VAHF là chữ viết tắt của tên tiếng Anh: The Vietnamese American Heritage Foundation, được thành lập từ năm 2004 do một số doanh gia và chuyên gia trẻ, dưới sự hướng dẫn của Bà Khúc Minh Thơ và điều hành của bà Nancy Bùi. Sau 8 năm làm việc, hội đã hoàn thành 3 bộ sưu tập chính:  Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, Cuộc di tản của gần 200,000 người Việt tị nạn vào đảo Guam năm 1975, và 500 Lịch Sử Phỏng Vấn. Những tài liệu này đã được lần lượt đưa vào bốn đại học danh tiếng: Texas Tech tại Lubbock, Đại Học UT tại Austin, Đại học UCI tại Irvine, California, và mới đây Đại học Rice tại Houston. Hội đang tiếp tục để vận động các Đại học khác, đặc biệt là các đại học vùng Đông Bắc Hoa Kỳ. Hiện nỗ lực của hội đang dồn vào việc làm phim tài liệu Viet Story.

Vì sao phải làm phim Viet Story?

Những phim ảnh về chiến tranh Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, không khá gì hơn tại học đường. Như trường hợp  bộ phim tài liệu “vĩ đại” dài 13 tiếng đồng hồ  “ Việt Nam Cuộc Chiến 10,000 Ngày”  (Vietnam Ten Thousand Day War) do nhà làm phim tài liệu nổi tiếng gốc Canada, ông Michael MClear, phóng viên chiến trường đầu tiên được chính quyền Hà Nội cho phép viếng Hà Nội năm 1963 và trở lại Hà Nội nhiều lần trong các năm 1969, 1970, và 1973.  Hà Nội đã cung cấp những tài liệu từ thư khố cho Mclear và cho phép ông ta phỏng vấn nhiều người để làm bộ phim nói trên. Phim Viet Nam Cuộc Chiến 10,000 Ngày hoàn thành vào năm 1980 và  được trình chiếu trên hệ thống truyền hình Canada và tại Hoa Kỳ qua các hệ thống truyền hình CBS, NBC , và PBS. MClear đã nhận được nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế cho bộ phim. Muốn có thêm chi tiết, độc giả có thể vào link:http://en.wikipedia.org/wiki/Michael_Maclear.

Viêt Nam Cuộc Chiến 10,000 Ngày đã diễn tả cuộc chiến VN là một cuộc chiến  “thần thánh” của người Việt (Cộng Sản) chiến đấu chống sự “xâm lăng” của Hoa Kỳ. Rất nhiều nhân vật CS trong bộ phim được phỏng vấn, nhưng hầu như không có lấy một người Việt Nam không CS nào được có tiếng nói trong phim, những người Việt tự do là  một trong hai thành phần chính của cuộc chiến;  những người thực sự chiến đấu vì sự xâm lăng, bành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản quốc tế và chính CS quốc tế đã dùng bàn tay của người CSVN để bắn giết chính anh em mình để đưa đất nước vào cuộc chiến tranh đầy máu và nước mắt trên 20 năm. Đặc biệt, bộ phim không đá động gì đến việc CSVN bỏ tù hàng triệungười dân miền Nam Việt Nam trong những nhà tù thù hận được xây lên từ Bắc chí Nam khi họ lên nắm quyền và hoàn bình đã đến. Rồi hàng nhiều triệu người phải liều mình bỏ nước ra đi vì không chịu nổi chế độ hà khắc và sự trả thù không nương tay của CSVN, để họ phải phơi thây trên rừng sâu hoặc hơn nửa triệu người bị vùi thây dưới lòng đại dương chỉ vì họ muốn sống như một con người. Đài PBS và các các đài địa phương hiện vẫn còn trình chiếu bộ phim này rất nhiều lần, kể từ năm 1980 cho tới nay, mặc dù cộng đồng người Việt tai Hoa Kỳ đã nhiều biểu tình và viết thư chống đối.

Phim tài liệu Việt Story  tạm dịch là “Câu Chuyện Di Cư Của Người Việt”  sẽ là phim nói về tất cả những sự thật về cuộc chiến tranh VN và thời hậu chiến, nói về sự chiến đấu anh dũng của quân dân Nam Việt Nam và sự thống khổ của toàn dân VN kể từ khi CSVN lên cầm quyền. Phim còn nói đến những thành quả cũng như những khó khăn còn tồn đọng của người Việt tại Hoa Kỳ. Đặc biệt là những đóng góp to lớn của người Việt trên mọi lãnh vực.Những người được phỏng vấn trong phim là những người thật.Họ sẽ chia xẻ những kinh nghiệm máu xương của họ để chứng minh với thế giới về một cuộc chiến tranh mà kết cuộc của nó đã đem lại những đau khổ không nguôi cho đến ngày hôm nay và còn kéo dài cho đến khi nào CSVN còn tiếp tục cầm quyền.

Hiểu được mục đích quan trọng của hội VAHF, một số quý vị lãnh đạo tôn giáo và hội đoàn cũng như các thân hào nhân sĩ tại San Jose, đang có những nỗ lực hỗ trợ và tiếp tay với hội VAHF. Chúng tôi đã tiếp xúc với họ, và đã được họ chia xẻ chia xẻ như sau:

Dùng phim ảnh để quảng bá văn hóa  thì không còn gì hơn.

“Chúng ta thường rất ít nói về mình, dù chúng tacần được người khác hiểu và thông cảm.Dùng phim ảnh là phương tiện truyền thông tốt và hiện đai nhất để quảng bá về chúng ta thì không còn gì bằng. Tôi hy vọng phim Việt Story của hội VAHF sẽ là một sự khởi đầu để cải thiện vấn đề. Khi chúng ta được hiểu và tôn trọng thì chúng ta sẽ tự tin hơn, sẽ tích cực hơn cho việc đóng góp. Một tinh thần đáng ca ngợi tôi nhận thấy trong việc vận động và hỗ trợ hội VAHF trong dịp này là nhiều tổ chức, hội đoàn,người già và trẻ đang nắm tay nhau để đóng góp, xây dựng cho một công việc chung. Tinh thần đoàn kết này sẽ đem lại kết quả tốt đẹp.Nếu trong mọi việc chúng ta biết dựa trên cái chung và không để những kẻ chuyên khai thác những cái khác biệt của chúng ta ảnh hưởng, thì cộng đồng chúng ta sẽ phát triển mạnh mẽ và bình an hơn rất nhiều.

Đó là những lời chia xẻ của Linh mục Phan Quang Cường, một tu sĩ trẻ nhưng đang mang trọng trách phó xứ của nhà thờ St. Victor, là Chủ tịch Hội Giáo Sĩ và Tu sĩ miền Tây của Liên Đoàn Công Giáo tại Hoa Kỳ. Công việc của Linhh Mục lúc nào cũng đầy ắp, nhưng vì mục đích đầy ý nghĩa và quan trọng của chương trình nên Linh Mục đã dành thì giờ ra để cố vấn và kêu gọi mọi người hỗ trợ và tham gia để tiếp tay với hội VAHF.

Một trang sử xác thật và đúng đắn

Với Ni Sư Tiến Liên, người đang có những dự án to lớn cho chương trình xây dựng một Trung Tâm Phật Giáo tại Bắc Cali trên thửa đất 42 mẫu tây, ngay trong thành phố San Jose và Ni Sư cũng đang trong thời gian hoàn tất luận án Tiến sĩ  ngành Triết học Tôn Giáo, nhưng Ni Sư cũng dành thì giờ đóng góp vì nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của công việc Ni Sư tâm sự:

“…Từ trước đến nay, có rất nhiều bài viết, nhiều sách báo viết về lịch sử hoặc quá trình bỏ nước ra đi tìm tự do của người Việt chúng ta, nhưng mỗi người, mỗi cách, mỗi người hiểu một khía cạnh hoặc có kinh nghiệm ở mỗi chuyện khác nhau. Nên, người Việt chúng ta chưa có một lịch sử tạm gọi là đủ và xác thật nhất để được người dân bản xứ, để vào trong thư viện cho đúng đắn. Do đó công việc của hội là rất cần thiết và cần phải được ủng hộ..”

Lấy  lại công bình cho người Việt tự do

Với Cư sĩ Vương Học Thiêm thuộc hội Phật Giáo Hòa Hảo San Jose, người đang tất bật lo giúp cho Đại hôi Phật  Giáo Hòa Hảo Toàn quốc năm nay được tổ chức tại Sacramento. Theo Cư sĩ thì: “ Tôi ủng hộ buổi gây quỹ Hành Trình Viễn Xứ San Jose bằng tư cách cá nhân  và với tư cách là Hội Trưởng hội Phật Giáo Hòa Hảo San Jose vì chủ đề và mục đích của hội VAHF: về với hành trình dân tộc, bảo vệ văn hóa dân tộc,  thích hợp với tôn chỉ và mục đích của đạo Hòa Hảo. Hơn thế nữa,  sau chiến tranh VN, giới truyền thông Hoa Kỳ không có cảm tình với chúng ta nên đã có những bài viết không xác thực khiến chính nghĩa của chúng ta bị ngộ nhận. Cần phải có những người viết về cuộc chiến tự vệ đầy chính nghĩa và trả lại công bằng cho người Việt tự do”

Những bài học lịch sử đem ảnh hưởng trên tòan thế giới

Đối với ông Hoàng Thưởng thành viên của Lực Lượng Sĩ Quan Thủ Đức San Jose thì:

“Chúng tôi được anh chủ tịch Tổng Hội Sĩ Quan Thủ Đức Huỳnh Hồng Quân, giới thiệu chị Nancy Bùi. Sau vài lần tiếp xúc, chúng tôi rất vui để ủng hộ chị và hội VAHF  vì chính anh em chúng tôi trong những năm trước đây đã làm việc này qua đồng môn của chúng tôi là cựu Đại Úy Nguyễn Hữu Luyện. người được mệnh danh là “người tù kiệt xuất” vì những can cường của anh trong nhà tù CS. Chính anh cùng với một số vị trong cộng đồng đứng ra kiện Williams Joiner Center vì họ đã đưa CSVN sang để viết sử về người tị nạn. Dù không thắng kiện nhưng cũng đã nói lên được tinh thần quyết tâm không để những chương sử của chúng ta bị hoen ố. Giờ đây, hội VAHF làm công việc nối tiếp này chúng tôi rất mang ơn và cảm thấy có nhiệm vụtiếp tay với hội…”

Nhóm Việt Học và giáo sư Trương Bổn Tài cũng đang hăng hái tiếp tay với hội VAHF. Theo giáo sư Trưởng Bổn Tài thì dưới con mắt của một nhà giáo dục, hơn ai hết, ông hiểu hệ thống học đường Hoa Kỳ, nên khi được biết hội VAHF dùng phương pháp Lịch Sử phỏng vấn ( oral history) để ghi nhận bằng phim ảnh là phương pháp mới và hữu hiệu nhất trong việc ghi chép lịch sử hiện đại giáo sư và các thành viên của hội Việt học đã và nỗ lực hỗ trợ. Giáo sư  Trương Bổn Tài phát biểu:..” khi những bài học lịch sử này được đưa vào các đại học danh tiếng Hoa Kỳ thì tầm ảnh hưởng của nó không còn chỉ ở nước Mỹ  mà sẽ lan ra trên toàn thế giới…”

Nhà văn Song Nhị và Nhóm Thi Văn Cội Nguồn cũng đang hết lòng hỗ trợ cho Hành Trình Viễn Xứ San Jose. Ông chia xẻ :” Lịch sử dân tộc Việt Nam bước qua một ngã rẽ bất ngờ và vô cùng quan trọng từ sau năm 1975, khi hình thành một cộng đồng hơn hai triệu người Việt bên ngoài lãnh thổ VN. Cộng đồng này ngày càng lớn mạnh về mọi phương diện và có một thực lực đáng kể về vốn liếng tài năng, kiến thức và của cải. Lịch sử cũng như con người có thể thầm lặng bước đi trên con đường kiến tạo tương lai – tương lai của chính mình và tương lai của đất nước và dân tộc. Nếu hành trình đó không được ghi nhận, phổ cập thì một ngày nào đó sẽ bị lãng quên mờ nhạt.

Chương trình phải hay từ khai mạc cho tới kết thúc

Chị Bích Huyền, trưởng ban văn nghệ hội Cựu Nữ Sinh Trưng Vương. Chị là người luôn tích cực vào việc bảo vệ văn hóa từ những buổi gói bánh chưng, hát nhạc quê hương để ăn tết với đồng hương ngày đầu chân ướt chân ráo tới Mỹ, cho đến việc tham gia các tổ chức cứu trợ nạn nhân thiên tai gần đây,…Chị chia xẻ:

” Không phải việc gì tôi cũng nhận lời.Kể  từ khi tôi từ giã các bạn văn nghệ: Trần Quảng Nam, Trịnh Nam Sơn và Khánh Hà vì quyết định không hát để sinh sống mà chỉ giúp những buổi văn nghệ có mục đích quan trọng. Để giữ chất lượng, tôi chỉ nhận những tổ chức quan trọng và có ý nghĩa. Tôi quyết định giúp hội VAHF là vì cái mục đích cao đẹp là văn hóa, văn nghệ nói về nguồn gốc của người Việt, giúp giới trẻ biết về cha ông, về nguồn gốc của chúng…”. Và chị đang vận động để các bạn cùng đóng góp một màn văn nghệ truyền thống, và một bản hợp ca nói lên tinh thần dân tộc để cho phần cuối của chương trình. Theo chị, “ Chương trình phải hay, phải trang trọng từ đầu tới cuối”.

Ca sĩ Thái Hà, một thành viên trong Ban Quản Trị của hội VAHF đang cư ngụ tại San Jose, nên chị là người vất vả, cực nhọc nhất trong việc tổ chức từ việc thuê chỗ, mời các nghệ sĩ, đến việc sắp xếp chương trình, vận động các cơ quan truyền thông hỗ trợ, mời quan khách và đồng hương tham gia,…trong lúc chị vẫn phải lo công việc riêng. Chị rất lo nhưng cũng rất vui mừng vì sự hưởng ứng đông đảo của các vị lãnh đạo tôn giáo, các hội đoàn, thân hữu và đặc biệt là giới truyền thông.

Nhửng giây phút cảm động trong không khí thoải mái

Nhưng phải nói, LM.Đồng Minh Quang làm MC là người đang lo lắng nhiều nhất cho chương trình. Vị Linh mục trẻ tuổi này từng là một thuyền nhân lúc còn là thanh thiếu niên, nên ông rất am tường về thảm cảnh thuyền nhân cũng như nguồn gốc người Mỹ gốc Việt. Cha Quang chia xẻ: “ Là một nhà giáo dục, tôi hiểu rất rõ cái thiếu sót của nhà trường Hoa Kỳ cũng như những nhu cầu cầnhiểu  biết về nguồn gốc của giới trẻ VN.  Tôi đã có ý định phải làm sao để nhà trường Mỹ dạy con em chúng ta và con cháu họ những bài học đúng đắn về nguồn gốc chúng ta, nhưng vì quá bận chưa làm được.Nay thấy hội VAHF đang làm việc này, tôi nghĩ mình phải có bổn phận giúp họ để họ thành công”.

Hội VAHF rất may mắn được sự ủng hộ của cha vì Cha Quang có rất nhiều kinh nghiệm điều khiển chương trình của những buổi gây quỹ tầm vóc. Cha Quang từng là một trong những MC chính của chương trình gây quỹ xây nhà thờ của giáo xứ Mỹ tại Oakland với kinh phí gần 200 triệu đô la.Khi Cha nhận một chương trình nào, Cha chuẩn bị rất chu đáo để; theo lời chia xẻ của Cha:”Nỗ lực của tôi cùng với Ban Tổ chức và anh em nghệ sĩ là đem đến cho quan khách những giờ phút cảm động nhất trong một không khí thân mật và thoải mái…”

Đặc biệt phải kẻ đến các cơ sở thương mãi  đã bảo trợ tài chánh và phương tiện cho Hành Trình Viễn xứ được hình thành gồm:  báo Thằng Mõ San Jose của anh Lê Văn Hải,  tuần báo Việt Tribune của chị Trương Gia Vy, Viên Thao Media của nhà văn Đỗ Văn Trọn,  Công ty Khỏe Đẹp Vui, Công Ty QxQ, công ty Robert Mullins International.

Và cón biết bao nhiêu người khác như chị Trương Gia Vy, chủ nhiệm Báo Việt Tribune, Cô Cao Ánh Nguyệt, báo Phụ Nữ Cali, chị Diễm Hương, Báo Trẻ, anh Huỳnh Lương Thiện, báo Thằng Mõ Sacramento, ca sĩ Thanh Vũ, Tiếng Nước Tôi Radio  San Jose, chị Minh Thi, Tiếng nước Tôi  Radio Sacramento, Anh Cao Sơn Báo Tin Việt, nhà văn Nhật Thịnh Báo Đất Đứng, anh Nguyễn Văn Tâm Báo Làng, anh Nguyễn Văn Bình báo Ý Dân, thuộcnhóm Hội Ngộ Mùa Thu Luật Khoa, chịSong Hà, chị Lê Diễm, chịNgọc Bích, chị Trương Thị Tiến, chị Kiều Đông Phương, Nha sĩ Dương Bích Hải, thuộc hội Cựu nữ sinh Trưng Vương San Jose, anh Thanh Thương Hoàng, cựu Chủ tịch Nghiệp Đoàn Ký giả Việt Nam trước 1975, anh Trương Thức, chủ tịch hội Ái Hữu Pháo Binh San Jose, anh Nguyễn Thêm thuộc chương trình Phát thanh Chúa Là Tình Yêu, anh Trinh Nguyễn với bút hiệu Sơn Nghị,  …và còn nhiều quý vị khác bằng cách này hay cách khác đang nỗ lực phổ biến và kêu gọi mọi người tham gia để có một buổi tối nhiều ý nghĩa  và để giúp hội VAHF hoàn thành phim Viet Story, nói lên tiếng nói trung thực và chính nghĩa của người Việt quốc gia.

Tất cả những chuẩn bị rộn ràng nói trên cho một mong đợi duy nhất. Đó là, được đón tiếp thân hào nhân sĩ và đồng hương đến tham dự để hỗ trợ và tiếp tay cho chương sử trung thực của chính chúng ta và con cháu chúng ta hôm nay, và mãi mãi.  Mọi chi tiết xin liên lạc với Thái Hà: 408-838-7098, Thu Nga: 408-509-4480 .

Giá vé gồm 3 hạng: Ủng hộ $50, Bảo trợ $60, Danh Dự $100. Có bán tại:SENTER VIDEO : 408 298 1854; PALOMA CAFÉ: 408 277 0922; Trung Tâm Thẩm Mỹ Bích Liên: 408-509-4480.

TG 06/12
* Giúp VAHF hoàn thành phim Viet Story, nói lên chính nghĩa của người Viêt
* Buổi Triển lãm lớn nhất của hội
* Một chương trình văn nghệ đặc sắc
* Triểu Giang

 

 

 

 

 

pageImage

Đoàn quay phim Việt Story của hội VAHF tháp tùng với phái đoàn “Về Bến Tự Do 10” do Văn Khố Thuyền nhân tổ chức, vừa đến đảo KuKu, thuộc quần đảo Anambas, Nam Dương. Đảo KuKu hiện còn nhiều di tích thuyền nhân gồm hàng trăm ngôi mộ hoang, một số thuyền và dãy nhà tranh đổ nát. Ảnh Trùng Dương

 

 

 

pageImage

Phóng viên Trần Vũ đang thu những thước phim về hàng trăm ngôi mộ rêu phong, di tích của các thuyền nhân còn lại tại cựu trại tị nạn tại làng Galang thuộc đảo Batam, quần đảo Riau, Nam Dương cho phim Việt Story. Ảnh Trùng Dương

 

 

 

pageImage

Một cảnh quay phim Việt Story tại công viên ASAN, cựu trại tị nạn từng là nơi tạm trú hàng nhiều chục ngàn người Việt tị nạn khi Saigòn thất thủ vào năm 1975.Ảnh Trùng Dương.

 

 

 

pageImage

Hội VAHF đang được sử gia Jeffrey Meyers sưu tầm những hình ảnh của người tị nạn năm 1975, hiện còn lưu trữ tại thư viện của căn cứ không quân Anderson Airforce Base tại Đảo Guam. Ảnh Trùng Dương.

 

 

 

pageImage

Cuộc phỏng vấn Tiến sĩ sử gia Richard Whitenback, một cựu Đại Úy Hải quân Mỹ, người được giao  chức vụ Giám đốc điều hành các trại tị nạn tại Guam năm 1975. Những câu trả lời của ông về cuộc chiến tranh VN chắc chắn sẽ rúng động giới sử gia phản chiến Hoa Kỳ. Ảnh Trùng Dương.

 

 

 

pageImage

Tiến sĩ Tani Barlow, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Á Châu của đạI học Rice (bên trái) và bà Nancy Bùi, hội trưởng hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt đang ký văn bản hợp tác tại đại học Rice vào ngày 30 tháng 4, 2012, đúng 37 năm sau khi Sài Gòn thất thủ để đưa tài liệu về người Việt tị nạn làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy tại đại học danh tiếng đúng vào hàng thứ năm trong các đại học tư tại Hoa kỳ, dưới sự chứng kiến của Dân biểu Texas Hubert Vo và đông đảo cơ quan truyền thông gồm các cơ quan truyền thông Vietface TV, VAN, SGN Houston, đài VOA, một số báo chí và quan khách Việt Mỹ. Ảnh  VAHF & Nguyên Thuỷ

 

 

 

pageImage

Bà Nancy Bùi, hội trưởng Vietnamese American Heritage Foundation, trái, chụp hình lưu niệm với ông Destin Smith thuộc College of Liberal Arts (COLA) tại University of Texas, giữa, và bà Madeline Hsu, giám đốc Center for Asian American Studies thuộc COLA, sau khi ký văn kiện ghi nhận hợp tác. (Ảnh http://www.utexas.edu/cola/centers/aas/news/4281)